CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí

Tại ngày thứ ba của Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên lần thứ 9, ở Chùa Giác Ngộ, tức sáng ngày 23/08/2022, TT. Thích Đồng Thành đã gửi đến 90 hành giả bài pháp thoại vô cùng ý nghĩa với chủ đề: "Nếp sống của bậc hiền trí". 

Mở đầu bài pháp, Thượng tọa chia sẻ rằng việc tham gia Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên là hạnh lành giúp các hành giả trở về nuôi dưỡng hạt giống Thánh vốn dĩ đã có sẵn ở mỗi người, nhưng bấy lâu nay lại bị chôn vùi suốt tỷ kiếp, triệu kiếp luân hồi trong vô minh, mê mờ. Và khóa tu này sẽ là cơ hội quý báu cho chúng ta có dịp để nhận diện, an trú và làm hiển lộ những hạt giống cao quý, Thánh thiện, bồ đề, giác ngộ đó. Đây là những phước duyên, thắng duyên mà chúng ta cần phải trân trọng. Bởi công đức của việc xuất gia vô cùng to lớn. Nếu một ngày tu học thật sự nghiêm túc, thanh tịnh thì có thể xoay chuyển được vận mệnh, dòng sanh tử của một con người. Và một điều quan trọng để giúp cho chúng ta có thêm niềm tin, động lực và sức mạnh để đi thật lâu, thật sâu vào đời sống phạm hạnh, đó là noi gương của các bậc Thánh Hiền từ cổ chí kim cho đến ngày nay. Thực hành theo những nếp sống thánh thiện đó để làm khuôn mẫu chuẩn mực, làm sự mô phạm điển hình cho sự tinh tiến trên con đường giác ngộ, giải thoát của chính mình. 



Diễm phúc lớn cho chúng ta là khi được làm người, được gặp chánh pháp, được gần gũi, thân cận các bậc chân nhân, hiền trí để học hỏi, tu tập. Nhưng như thế nào là bậc hiền trí? Những người học rộng, hiểu nhiều, tri thức cao, kiến thức lớn, đạo Phật vẫn chưa thể gọi là bậc hiền trí. Bởi vì họ vẫn chưa có trí tuệ, có con đường tâm linh và chuyển hóa được chính mình. Trong giáo lý nhà Phật chia ra hai hạng người: người ngu và người trí. Người ngu là kẻ không biết vô thường, khổ, vô ngã, nhân quả, nghiệp báo, Tứ Diệu đế, Bát Chánh đạo,... chỉ biết sống theo bản năng của chính mình. Có thể họ rất giỏi, rất thông minh nhưng vẫn bị phiền não chi phối, trầm ngâm trong đời sống ngũ dục, lục trần, tham ái, vô minh. Nếu không thể hay chưa thể giúp đỡ được họ, thì đây là hạng người mình cần phải tạm tránh xa, hạn chế gần gũi để không bị ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân. Hạng người thứ hai rất đáng tôn quý, kính trọng, đó là các bậc chân nhân, hiền trí có trí tuệ, có lòng từ bi, có giới hạnh trang nghiêm và hạnh nguyện cao cả mang lại nhiều giá trị tích cực, an lạc cho người, cho đời. Đó mới chính là những người mà chúng ta cần thân cận học hỏi và lấy đó làm gương sáng để noi theo. 



Bậc hiền trí luôn luôn là những người dẫn dắt, định hướng, giúp đỡ, hỗ trợ và gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng tốt đẹp, tích cực, thiện lành đến nhiều người. Trong nhà Phật, bậc hiền trí là những người khéo léo trong vấn đề uốn nắn, chuyển hóa nội tâm của mình và mọi người. Người hiền trí không bị tác động bởi những được mất, khen chê, vui buồn, thành bại,... của cuộc đời mà từ bỏ đi mục đích, lý tưởng tu học, phụng sự cao cả của mình. Vị ấy còn điều phục, tu sửa, gìn giữ cho ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh, sáng trong. Ngoài ra, bậc hiền trí còn tinh tấn, kiên trì, nỗ lực làm chủ được thân tâm, gạn lọc mọi cấu uế, nhiễm ô đã tích tụ bấy lâu nay trong trầm luân vô thỉ. 



Trong Kinh Tăng Chi, đức Phật đã dạy rằng một bậc hiền trí sẽ luôn luôn đủ đầy 10 phẩm hạnh cao quý, đấy là: học rộng, nghe nhiều; thông thái, uyên bác; đức tin bất động nơi Tam Bảo; tinh tấn, kiên trì, không hề thoái lui; hành trì giới luật miên mật, trang nghiêm; trau dồi đạo hạnh, đức hạnh thanh cao; ba nghiệp lắng đọng, thanh khiết, an tịnh; thành tựu được trí tuệ; luôn luôn nỗ lực gia tăng, trưởng dưỡng trí tuệ; thành tựu được việc đoạn trừ các phiền não. Các bậc hiền trí như hoa sen thanh mát tỏa hương giữa cuộc đời, không tạo ra ác nghiệp; chỉ một tâm từ bi giáo hóa, cứu độ, phụng sự, hiến tặng những thiện nghiệp cao quý cho người và cho đời. 



Và để noi gương, tu tập theo nếp sống phạm hạnh của các bậc hiền trí, thì trước tiên, chúng ta phải luôn nghĩ nhớ, quán chiếu đến sự vô thường để giúp mình trân quý từng khoảnh khắc trong hiện tại, không luyến tiếc quá khứ và không ảo vọng về tương lai. Thứ hai, từ nhận thức cuộc đời vô thường, giả tạm, chúng ta siêng năng, chăm chỉ thực tập lối sống viễn ly khỏi các ác pháp, an trú nơi tự tâm bằng việc nuôi dưỡng các chất liệu hạnh phúc, tỉnh thức, an nhiên. Thứ ba, tăng cường sự tinh tấn tu học, chuyển hóa thân tâm ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện cũng là một lưu ý vô cùng quan trọng. Thứ tư, hướng mọi suy nghĩ, lời nói, hành động của mình dựa trên nền tảng của trí tuệ và từ bi để giúp mình, lẫn giúp tha nhân và vạn loài chúng sanh. 



Cuối cùng, cũng trong Kinh Tăng Chi, đức Thế Tôn đã chỉ dạy rõ ràng về 7 thiện pháp giúp cho chúng ta nuôi dưỡng hạt giống hiền trí trong mình. Bảy pháp ấy là: tri pháp (có cái nhìn toàn diện về Phật pháp, biết được nhân duyên tạo nên các pháp,...), tri nghĩa (biết về quả của các pháp), tri kỷ (biết nhìn lại và thấu hiểu chính bản thân mình), tri bỉ (hiểu người, hiểu chúng sanh), tri độ (biết điều độ, quân bình, hài hòa trong mọi việc, đi theo con đường trung đạo), tri thời (uyển chuyển, khéo léo mọi việc trong vấn đề thời gian), tri chúng (biết chúng hội nào nên kết thân hoặc cần phải xa rời). 



Bài pháp thoại từ TT. Thích Đồng Thành là tư lương quý báu không những dành cho các vị xuất sĩ trọn đời hay các hành giả xuất gia gieo duyên, mà còn là "kim chỉ nam" tu tập hữu hiệu mà những cư sĩ tại gia cần lấy đó để học hỏi, hành trì nhằm mang lại sự hạnh phúc, an lạc nơi tự thân mình và trong các mối quan hệ nơi gia đình lẫn bên ngoài xã hội. 

Tin: Minh Lượng
Ảnh: Ngộ Đức Phước

Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí Nếp sống an lạc khi noi theo gương hạnh của bậc hiền trí
Bình luận