CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp

Chiều ngày 07/08/2022, trong Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật, tại Chùa Giác Ngộ, TT. Thích Nhật Từ đã gửi đến đại chúng bài pháp thoại bổ ích với đề tài: "Ý nghĩa của lễ tự tứ".

Theo Thượng tọa, trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ tự tứ được diễn ra trong ngày 15/07 âm lịch hoặc sớm hơn vài ngày. Còn trong truyền thống Phât giáo Nguyên thủy, thì lễ này được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 12 - 18/09 âm lịch. Đây là sinh hoạt văn hóa quan trọng của người xuất gia. "Tự tứ" có nghĩa là "cầu xin người khác chỉ ra lỗi lầm của mình" mà do nhiều khi tự bản thân mình chưa nhìn nhận ra được ( "tự" là tự ý thức, tự mình, không cần ai nhắc; còn "tứ" là nói ra lỗi lầm).

Theo Phật giáo, người xuất gia là những vị cao quý, sống đời phạm hạnh, chỉ có 3 y và 1 bát, ngày ngày ôm bình bát vào các làng xã đee khất thực và gieo duyên Phật pháp, trị liệu khổ đau cho chúng sanh. Và trong ba tháng mùa mưa, các tu sĩ Phật giáo cùng tề tựu về một trú xứ, cùng nhau tu học, trau dồi giới - định - tuệ, tấn tu đạo nghiệp trong tinh thần hòa hợp, thanh tịnh. Do đó, an cư kiết hạ là một dịp quý báu để những bậc xuất trần thượng sĩ rèn giũa bản thân trong ba phương diện là tâm đức, giới đức và tuệ đức; học cách sống thuận hòa với những vị đồng phạm hạnh như nước với sữa. Đó là tiền đề quan trọng để sau khi mãn hạ, trong lễ tự tứ, mỗi người tu sĩ sẽ không phải cảm thấy hổ thẹn với đức Phật và đại chúng vì những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Và dù cho việc chỉ lỗi được diễn ra đi chăng nữa, thì cả người chỉ lỗi và người có lỗi cũng đều có cơ hội để áp dụng lời Phật dạy trong việc tu sửa, hoàn thiện bản thân hơn. Người có lỗi thì được dịp để soi chiếu lại bản thân, nỗ lực sám hối, sửa đổi lại chính mình. Còn người chỉ lỗi thì mở tâm từ bi để hướng dẫn, dìu dắt, nâng đỡ bạn đồng tu để vượt qua những khiếm khuyết, yếu kém trên tinh thần hiểu biết và thương yêu.

Đó chính là ý nghĩa quan trọng của lễ tự tứ mà Phật tử chúng ta có thể học hỏi và áp dụng theo trong gia đình, tổ chức, đoàn hội, công ty, tập thể,... mà mình là một thành viên. Ở đó, chúng ta phải đề cao và thực tập lối sống hòa nhã, thuận hợp với nhau; không sanh nạnh, không tranh đấu, không hiềm khích, không gây hấn; tiêu trừ chủ nghĩa cái tôi và đề cao tinh thần tập thể. Có như vậy thì không những riêng mình, mà tất cả các thành viên trong tổ chức đó đều được sống trong sự an lạc, thảnh thơi, hạnh phúc.

Thượng tọa đã chia sẻ thêm rằng "tự tứ" còn được cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh dịch nghĩa là "nghệ thuật làm mới bản thân". Đó là dịp để chúng ta hoàn thiện bản thân mình theo hướng dễ thương hơn, đáng yêu hơn, tốt đẹp hơn, giúp cho nhau sống hòa hợp và hạnh phúc hơn. Vì vậy, tự tứ là một nét đẹp văn hóa Phật giáo nên được áp dụng trong cuộc sống của cả người xuất gia lẫn tại gia.

Ở cuối bài pháp thoại, Thượng tọa còn gửi gắm, nhắn nhủ đôi điều với các hành giả trẻ trong việc xây dựng văn hóa hòa hợp với các mối quan hệ xung quanh mình. Đó là đừng quá đề cao chủ nghĩa cái tôi, chủ nghĩa cá nhân. Việc bảo thủ, cố chấp, khăng khăng cho rằng mình luôn luôn đúng hoặc ra sức bênh vực, ủng hộ mà bất chấp cả đúng sai do chỉ dựa trên định kiến, phân biệt cá nhân,... thì đều là những cây kiếm, cây đao "giết chết" mọi mối quan hệ bên cạnh mình. Chính vì thế, người con Phật sáng suốt là người biết làm chủ cảm xúc bản thân; có tinh thần cầu thị sự hoàn thiện đạo đức; có lối sống hòa nhã, thân thiện thì mới xứng đáng là người đệ tử Như Lai giống như ý nghĩa mà lễ tự tứ mang lại.

Tin: Minh Lượng
Ảnh: Thanh Phong

Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp Vượt qua cái tôi để học cách chung sống hòa hợp
Bình luận