CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

khóa tu Thiền

Chùa Giác Ngộ Khóa Tu Thiền Tứ Niệm Xứ lần thứ 24 (29-07-2018)- PHÁP MÔN MỘT CHỮ
áng ngày 29-07-2018 HT.Thích Thông Phương thuyết giảng "PHÁP MÔN MỘT CHỮ" cho các thiền sinh trong khóa tu Thiền Tứ Niệm Xứ - lần thứ 24 tại Chùa Giác Ngộ. “Giữa nhịp sống vội vã nơi đô thành nhưng vẫn mang trong mình sự mong mỏi, tìm cầu về nơi tâm tĩnh lặng, một lòng chuyên tu hướng về Phật pháp thật là điều rất quý!”. Đó là lời khen tặng đầu tiên từ Hoà thượng gửi đến quý...
Chùa Giác Ngộ: MƯỜI CHƯỚNG NGẠI CỦA THIỀN ĐỊNH - TT Nhât Từ giảng tại khóa tu thiền lần thứ 24(29-07-2018)
Chiều ngày 29-07-2018 TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng trong khóa tu Thiền Tứ Niệm Xứ lần 24 tại Chùa Giác Ngộ đề tài: "MƯỜI CHƯỚNG NGẠI CỦA THIỀN ĐỊNH" đồng thời hướng dẫn cách thức vượt qua được áp lực trong đời sống, tiếp thêm sức mạnh trí tuệ vào sự tu tập giác ngộ của hành giả. Chướng ngại thứ nhất, trú xứ - được hiểu đơn thuần là nơi con người đang sinh sống. Trong một tập...
Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 21 (17-06-2018)
‘’Khóa tu Thiền’’ kỳ 21ngày 17-06-2018 (04-05 Mậu Tuất) đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ. Mở đầu cho ngày tu tập là thời tụng kinh Bốn pháp quán niệm được thực hiện bởiTăng đoàn cùng tất cả các thiền sinh. Buổi pháp thoại sáng nay do TT. Thích Nhật Từ, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM thuyết giảng với chủ đề: ‘’Cái nhìn tỉnh thức và 5 bước thiền’’. Bài pháp thoại...
TT. Thích Nhật Từ thuyết giảng tại khóa tu Thiền lần thứ 21
‘’Khóa tu Thiền’’ kỳ 21 ngày 17-06-2018 (04-05 Mậu Tuất) đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ. Mở đầu cho ngày tu tập là thời tụng kinh Bốn pháp quán niệm được thực hiện bởiTăng đoàn cùng tất cả các thiền sinh. Buổi pháp thoại sáng nay do TT. Thích Nhật Từ, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM thuyết giảng với chủ đề: ‘’Cái nhìn tỉnh thức và 5 bước thiền’’. Bài pháp...
Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 20(03-06-2018)
’Khóa tu Thiền’’ kỳ 20: 03-06-2018 (20-04 Mậu Tuất)đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ. Các thiền sinh đã được Tăng đoàn chùa hướng dẫn tụng thời Kinh Bốn pháp quán niệm trong bộ Kinh Phật về thiền và chuyển hóa do TT. Thích Nhật Từ biên soạn lại một phần trong quyển Kinh Phật cho người tại gia đây là bộ kinh được biên soạn và xuất bản trong tháng 5/2018. Pháp thoại buổi sáng Sau thời tụng...
Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 18 - 06-05-2018
Khóa tu Thiền Tứ Niệm Xứ Kỳ 18 đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ vào hôm nay, ngày 06-05-2018 (21-03 Mậu Tuất) Sau thời tọa thiền do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn là thời khóa thuyết giảng. Các thiền sinh được đã được TT. Thích Giác Giới, Ủy viên Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, Giảng viên HV PGVN tại TP. HCM, Trụ trì chùa Viên Giác, tỉnh Vĩnh Long, Thượng tọa mang đến cho các...
Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 12
Khóa tu Thiền Kỳ 12: 31-12-2017(14-11 Đinh Dậu) đây cũng là khoá tu ngày cuối cùng của năm 2017 và đón chào năm 2018, với hơn 800 thiền sinh đã về tham dự tại chùa Giác Ngộ. Hát nhạc Kinh (phần dẫn nhập) và tụng kinh Bốn pháp quán niệm do Tăng đoàn và Ban đạo ca hướng dẫn mở đầu cho ngày tu tập. Phần pháp thoại thiền Thời thuyết giảng của NS. Thích Nữ Liễu Pháp, Tiến sĩ...
Kinh Nhất Dạ Hiền Giả - giảng giải - TT. Thích Nhật Từ

TT. Thích Nhật Từ đã thuyết giảng bài pháp thoại phân tích  bài kinh‘’Nhất dạ Hiền giả’’ thuộc Kinh Trung bộ vốn là một trong những bài kinh nói rõ thêm về kỹ năng thực tập thiền. Bài kinh này được phổ biến trong quyển Kinh Phật cho người tai gia với tựa đề mới là Kinh Sống trong hiện tại.

 

Đây là một bản kinh đức Phật chủ trương và giảng dạy. Đó là sống trong giây phút hiện tại. Thượng tọa đã phân tích 7 câu kệ đầu trong bài kinh nói rõ chủ trương sống trong Hiện Tại của Đức Phật là như thế nào:

Không chạy về quá khứ,

Không rượt đuổi tương lai.

Quá khứ đã qua rồi.

Tương lai thì chưa đến.

Chỉ có pháp hiện tại.

Tuệ quán chính là đây.

Không động, không lung lay.

Hiểu rõ, nên tu tập.

Sau phần bài pháp là phần vấn đáp của các thiền sinh đã được Thượng tọa giải đáp.

Một ngày tu tập với hai thời thuyết giảng pháp cùng với các thời thực tập thiền tọa và thiền hành đã bổ xung thêm cho các thiền sinh những kiến thức và phương pháp thực tập thiền Tứ niệm xứ ngày càng được tăng trưởng.

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Khóa tu Thiền 11: Niệm thân, niệm thọ - TT. Thích Pháp Đăng

Các thiền sinh có được duyên lành cung đón TT. Thích Pháp Đăng, Ủy viên Ban Hoằng pháp GHPGVN Tỉnh Đồng Nai, Phó ban Trị sự Phật giáo huyện Định Quán, Trụ trì chùa Từ Thiện huyện Định Quán.

Thượng tọa đã trao truyền cho khóa tu thời pháp thoại với chủ đề: "Niệm thân, niệm thọ".

Niệm tức là ghi nhận, ghi nhớ, soi sáng đối tượng qua 6 căn một cách chặt chẽ liên tục. Giác là hiểu biết.

Thượng tọa đã phân tích hai trong bốn niệm (Niệm thọ, niệm thân, niệm tâm, niệm pháp), đặc biệt Sư đi xâu phân tích về niệm thân, một trong 4 niệm quan trọng mà đức Phật đã dạy. Niệm hơi thở là dễ nhất trong đề mục niệm thân. Niệm thân khi quán đúng  thì tuệ càng ngày càng phát sanh. Đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, ngủ, nghỉ… trong chánh niệm để có thân tịnh thì tâm tịnh, thân chân chánh thì tâm chân chánh. Khi tu tập đúng thì chánh niệm tỉnh giác sẽ tăng trưởng. Do đó, đức Phật đã dạy khi có tâm thiện sẽ đoạn trừ được  các loại: Đọan trừ bất thiện bằng tâm thiện; Đoạn trừ 5 triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, nghi ngờ); Đoạn trừ 4 tâm tham tà kiến.

Người Phật tử nếu không có trang bị tuệ văn, tuệ tu thì chúng ta cũng giống như con cá lòng tong chỉ ở trong ao hồ mà không ra được biển lớn đó là lời sách tấn của Thượng tọa đối với các thiền sinh.

Khóa tu Thiền lần thứ 10: Thích Ngộ Phương trả lời vấn đáp khóa tu Thiền Tứ Niệm Xứ

Các thiền sinh được nghe trả lời giải đáp các thắc mắc, nghi vấn trong quá trình thiền do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn với các nội dung câu hỏi: 16 phép quán niệm hơi thở ? Làm thế nào để ngồi lâu mà không đau nhức ? Trên chánh điện có ba tượng Phật, mỗi tượng Phật có một tư thế ngồi khác nhau, xin được giải thích. Khi ngồi thiền, thân con không vững, thân nhiệt tỏa ra? Cứ ngồi thiền thì lại buồn ngủ, vì sao, có cách gì để khắc phục? Tầm, Tứ, Tưởng trong quá trình thiền tập mang đến hỷ và lạc? Làm cách nào chánh niệm trong mọi công việc?

Một ngày dành chọn cho ôn tập lại thiền, vừa được nghe chia sẻ thêm các phương pháp thiền đã mang đến cho các thiền sinh nhiều giá trị bổ ích.

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Khóa tu Thiền 10: Vì sao tôi khổ - NS. Thích Nữ Hằng Liên

Các thiền sinh có được cơ duyên  nghe Ni sư Thích Nữ Hằng Liên, Giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, Trụ trì chùa Hồng Trung Sơn, Đồng Nai. Ni sư là Tiến sĩ Phật học, Tiến sĩ Triết học tại Ấn Độ, có 14 năm học và tu thiền tại Ấn Độ. Ni sư có nhiều bài giảng về Phật pháp, đồng thời là tác giả và dịch giả của nhiều cuốn sách viết về Thiền Vipassana và dịch hai tác phẩm: Thiền Vipassana: Một Nghệ Thuật Sống- Thiền Sư S.N. Goenka-Thích Nữ Hằng Liên dịchỨng dụng thiền: Thiền Vipassana Tuyên Chiến Với Ma Tuý- Thích Nữ Hằng Liên dịch từ: Anonymous, Vipassana in the War against Drugs, (Narcotics Anonymous Programme), VRI.

Với bài pháp thoại: ‘’Vì sao tôi khổ’’ cái gì làm mình khổ? Làm sao để thoát khổ? Đức Phật đã trả lời đó là bài kinh đầu tiên của đức Phật giảng tại Vườn Lai, bài kinh Tứ thánh đế.

 Để trả lời được câu hỏi ‘’Vì sao tôi khổ’’ người tu tập muốn hướng tâm là muốn thay đổi cái khổ, mới có sự chịu khó thực hành trải nghiệm như thật để hiểu được Tứ thánh đế. Người tu tập phải thoát ra được hai yếu tố đầu tiên mà đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta đó là hai sự thật: Không rơi vào cực đoan của sự hưởng thụ dục lạc, cũng không rơi vào cực đoan của khổ hạnh. Những ai muốn hiểu được Tứ niệm xứ để hiểu được câu ‘’Vì sao tôi khổ’’ thì người đó trước nhất phải thoát ra hai cực đoan này. Trong con đường tu tập không phải tu để được hưởng phước mà tu để thoát khổ. Cũng vậy, tu không phải để đầy đọa mình để làm cho cái thân này đau đớn hơn nữa (vì mình đã khổ rồi).

Tuy nhiên, bài Tứ thánh để chỉ giới thiệu một cách rất triết lý, rất logic nhưng đòi hỏi hành giả phải trải nghiệm sự thật một cách tường tận, hiểu rõ được nguyên nhân của nó và thoát ra khỏi trói buộc của nó. Lúc đó bài pháp Tứ thánh đế mới thành tựu.

Cái khổ chính là ở ngũ uẩn (chính mình) này mà ra, chính vì thế phải tự mình thoát ra không ai thoát dùm. Do đó phải đi con đường giải thoát mà chính đức Phật dạy. Vậy làm sao để thoát ? Thoát ra nó là chúng ta sẽ hạnh phúc ngay, đó là con đường Giới- Định- Tuệ là con đường để thoát khổ duy nhất.

Khóa tu Thiền 9: Thiền từ niệm xứ - HT. THÍCH LIÊN PHƯƠNG

Các thiền sinh có được duyên lành cung đón pháp sư HT. Thích Liên Phương, 89 tuổi, từng là trụ trì chùa Tỉnh Hội Đồng Nai và hoằng pháp ở rất nhiều nơi. Khao khát con đường giải thoát nên Hòa thượng đã chuyên tu thiền 32 năm trên núi Dinh nay là núi Dinh Phật Đỉnh.

Hòa thượng đã trao truyền pháp thoại thiền với chủ đề: ‘’Nhìn, thấy, nghe pháp qua tánh không’’. Theo Hoà thượng, quán chiếu tâm của mình, thấy được tâm sẽ thấy được Phật. Thấy được như thật, khi thấy được thật thì sẽ không sợ chết. Trong cái thấy của bậc giác ngộ, mọi thứ như như. Bởi pháp thực sự là không có pháp, pháp và bản pháp vốn không. Nghe mà như không nghe, không thấy mà mọi thứ liễu thông, vô ngại.

Khóa tu Thiền lầ 8: Bốn pháp đưa đến sự chuyển hóa - Sư Bửu Hiền

Phần pháp thoại buổi sáng các thiền sinh đã được TT.Thích Bửu Hiền, Thành viên Ban TS,Trưởng Ban Phật giáo quốc tế tỉnh Tiền Giang,Trụ trì chùa Pháp Bảo, Mỹ Tho, Nghiên cứu sinh tiến sĩ Phật giáo tại Srilanka đã chia sẻ bài pháp thoại với chủ đề: ‘’Bốn phép đem lại sự chánh quả’’ Thiền trong Tạng Nikaya.  

Thông thường khi tu học cần phải có sự tiến bộ, người tu học luôn giống như người đi ngược dòng nước (ngược dòng tham ái), nên phải cố gắng chèo chống, còn nếu không sẽ bị dòng nước cuốn trôi. Vì thế cần có sự tiến hóa trong con đường học tu Phật. Bốn pháp trong Kinh Tăng chi bộ mà đức Phật đã dạy đó là:

(i) Thân cận bậc chân nhân, gần gũi các bậc thiện tri thức;

(ii) Lắng nghe chánh pháp;

(iii) Khéo tác ý trong thời nghe pháp;

(iv) Thực hành pháp.

Đó là Bốn pháp sẽ giúp cho người tu ứng dụng và thực hành đầy đủ nghiêm mật đạt thánh quả Dự lưu (Tư-đà-hàm quả) cao quí nhất. Còn chúng ta còn khổ, Bốn chi phần này nếu miên mật tu tập, thân cận bậc tri thức, lắng nghe pháp, khéo tác ý, khéo suy nghĩ, khéo ghi nhớ đem vào thực hành sẽ hỗ trợ cho các thiền sinh thành tựu cao nhất đó là Quả vị Nhập lưu (bắt đầu nhập vào dòng thánh).

Khóa tu Thiền lần thứ 7: Ứng dụng pháp môn chánh niệm trong đời sống hàng ngày - Sư Minh Tấn

Các thiền sinh  được may mắn đón ĐĐ.ThS. Thích Minh Tấn, tốt nhiệp cử nhân Anh văn tại Trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội và trúng tuyển đi du học tại Phần Lan, thầy đã tốt nghiệp thạc sĩ Phật học tại Phần Lan, hiện thầy là trụ trì chùa Đại Thọ ở Phần Lan.

Với chủ đề: ‘’Ứng dụng pháp môn chánh niệm trong đời sống hàng ngày’’.

Bài pháp thoại được chia làm hai phần:

i) Sự mầu nhiệm của pháp môn chánh niệm;

ii ) Chia sẻ về sự tu tập pháp môn chánh niệm trong cuộc sống.

Đại đức, đã kể lại kinh nghiệm dạy thiền cho người Phần Lan và sự hiệu dụng của việc học thiền của người Phần Lan trong những năm qua. Thiền không nhất thiết phải ngồi xếp bằng, có thể ngồi trên ghế thoải mái quan trọng là chánh niệm hơi thở (theo dõi hơi thở). Nếu chỉ học lý thuyết mà không thực tập thì không thấy sự mầu nhiệm của thiền chánh niệm. Phương pháp thì không khó, đơn giản, dễ nhớ.

Mỗi một ngày các thiền sinh bỏ ra 30- 60 phút để ngồi thiền nhằm giúp cho tâm của mình định tĩnh thì sẽ thấy hết sự hiệu dụng của thiền.

Phương pháp thiền chánh niệm trong cuộc sống, trong tất cả oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, nói. Nếu ngồi mà không nói chuyện Phật pháp thì phải im nặng. Chánh niệm sẽ giúp cho các bạn sống hạnh phúc. Khi tâm bệnh sẽ dẫn đến thân bệnh, nên lúc nào các bạn cũng phải giữ tâm trong chánh niệm là rất quan trọng. Đại đức đã kể câu chuyện dụ ngôn rất sâu sắc chỉ vì mất chánh niệm một phút mà trò đánh sư phụ của mình. Sống trong chánh niệm sẽ hóa giải được nỗi khổ niềm đau.

Tại sao chúng ta phải tu, phải cố gắng, phải học để làm tư nương cho mình. Khi chưa biết tu thì lúc nào cũng phiền não, khi biết tu rồi thì tâm bớt phiền não, an vui. Tu phải nắng nghe các vị giảng sư nếu không khéo thì chúng ta sẽ tu mù. Chưa tu thi tính tình nóng nảy, khi biết tu rồi thì bớt dần nóng giận. Khi chưa tu khi gặp chuyện không như ý xẩy ra thì sẽ khổ, biết tu rồi khi có chuyện gì bất an thì cách sử lý khác.

Tu phải đúng phương pháp thì mới đạt được kết quả tốt. Càng tu càng đẹp ra, nụ cười càng an lạc. Cho dù có chuyện gì đang xảy ra thì giữ tâm chánh niệm. hãy buông bỏ, không chấp. Mỗi ngày bạn nên tập một chữ buông. Tu phải có phương pháp, các hành giả lấy phương pháp tu ứng dụng vào trong gia đình của mình.

 Hy vọng các thiền sinh sau khi đã được nghe hai thời pháp thoại thiền ứng dụng trong cuộc sống. Hy vọng các thiền sinh sẽ thực tập để soi sáng tâm của mình, nỗ lực thực tập để luôn sống trong tỉnh thức khi trở về cuộc sống thường nhật. Hãy dành cho mình chọn một ngày để nhìn lại chính mình, quay về với chính mình để sống trong chánh niệm và phải nỗ lực thực hiện nó từng ngày !

 Sadhu! Sadhu! Sadhu!