CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Ngày tu tập cuối cùng

Khóa tu “Xuất gia gieo duyên’’ lần thứ hai (29/4-5/5/2017) đã khép lại. Sau khi các giới tử sống chọn vẹn trong giây phút hiện tại đã trải nghiệm hết sự thiêng liêng của đời sống người xuất gia. Các giới tử mới thấy hết sự vĩ đại của những vị xuất gia để từ đó cảm thông và kính phục những vị chân tu chân chính đã dành chọn đời mình cho sự trường tồn Phật pháp, cho nhân sinh. Đây cũng là ngày tu tập cuối cùng của khóa tu.

Chương trình buổi sáng

Các giới tử đã may mắn được cung đón Ni sư.Thích Nữ Liễu Pháp, Tiến sĩ Phật học, Giảng sư Học viện PGVN tại TP.HCM, Trụ trì Ni viện Viên Không.

Ni sư đã trao truyền cho các giới tử chủ đề bài pháp thoại: "Tu tâm dưỡng tánh"

 

Bài pháp thoại được chia làm hai phần: Phần1: Tu tâm; Phần 2: Dưỡng tánh.

Phần 1: Tu tâm

Sau phần định nghĩa tâm là gì? Thế nào là tu tâm? Ni sư đã tóm lược và giải thích các dạng tâm:Tâm được phân làm bốn hạng: Dục giới; Sắc giới; Vô sắc giới; Siêu thế và theo bản chất của tâm cũng có bốn loại khác nhau:Tâm bất thiện; Tâm thiện; Tâm vô kiết; Tâm hành.

 Đặc biệt Ni sư đã đi sâu phân tích 8 loại tâm tham:Tâm tham thọ hỷ tương ưng tà vô trợ; Tâm tham thọ hỷ tương ưng tà hũu trợ; Tâm tham thọ hỷ bất tương ưng tà vô trợ; Tâm tham thọ hỷ bất tương ưng tà hữu trợ; Tâm tham thọ xả tương ưng tà vô trợ; Tâm tham thọ xả tương ưng tà hữu trợ; Tâm tham thọ xả bất tương ưng tà vô trợ; Tâm tham thọ xả bất tương ưng tà hữu trợ.

Và 2 loại tâm si: Tâm si thọ xả tương ưng hoài nghi; Tâm si thọ xả tương ưng điệu cữ.

Sau đó, Ni sư đề cập đến tầm quan trọng của tu tâm qua bài kệ trong kinh pháp cú: ‘’Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo; Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo.’’

Phần 2: Dưỡng tánh

Dưỡng là nuôi dưỡng, tánh là căn tánh. Các căn tánh được nằm trong Định. Định là một trong ba phần Giới-Định-Tuệ đây là ba phần quan trọng nhất của Phật giáo. Phần Định có 40 đề mục để hành thiền. Thiền định là sự tập trung tâm ý vào một đối tượng. Mỗi người phải biết căn tánh của mình là gì để chọn đề mục thích hợp với căn tánh đó. Đức Phật chia ra có 6 loại căn tánh: 3 căn tánh thiện (tuệ, tín, tầm) và 3 căn tánh bất thiện (tham, sân, si). Người thực tập phải biết căn tánh của mình thuộc loại nào để chọn phương pháp đối trị thực tập. Ví dụ: Người có căn tánh tham thì chọn Quán bất tịnh (quán 32 thể trược) để thực tập…

Với lượng kiến thức và trải nghiệm tu tập sau rất nhiều năm tại Ấn Độ cùng với thời gian và kinh nghiệm giảng dạy tại Học viện. Ni sư là một giảng sư, một pháp sư nổi tiếng có cách giảng bài theo phong cách giảng dạy hiện đại (vừa giảng, hỏi, đáp ngay trong thời thuyết giảng). Ni sư đã mang đến cho khóa tu đề tài trên để các giới tử biết rõ căn tính của mình là cái gì. Ai nặng về căn tính nào thì chọn phương pháp tu tập thích hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tu tâm tức là mỗi giấy phút chúng ta phải quan sát thân tâm của mình để thấy rõ. Chỉ cần mỗi giây phút sống trong chánh niệm và tỉnh thức thì giây phút đó chúng ta có được sự an lạc, có được sự giải thoát.

Kết thúc phần pháp thoại, Ni sư mong muốn các giới tử khi trở lại với đời sống của người Phật tử tại gia luôn giữ được lòng tịnh tín đối với Tam bảo, luôn thực hành Phật pháp trong cuộc sống hàng ngày để đem lại sự an lạc cho chính mình, cho những người xung quanh, cho gia đình, cho xã hội. Các giới tử sẽ là những nhân tố tích cực là xứ giả của Như Lai tại nơi ở, sinh sống và làm việc. Chúng ta cùng nhau hoằng pháp để cho Phật pháp được hưng thịnh. Phật pháp hưng thịnh không phải ở chỗ chùa to Phật lớn mà ở chỗ có nhiều người thực hành Phật pháp dù ở trong chùa hay ở ngoài xã hội, góp phần giữ cho Phật pháp trường tồn.

Chương trình tu tập buổi chiều

Tiếp nối chương trình tu tập là thời khóa thiền tọa, lạy Phật và tụng kinh trước khi làm lễ xả giới và giao lưu khép lại khóa tu “Xuất gia gieo duyên’’ lần thứ hai sẽ được diễn ra ngay sau phần tụng kinh.

Bình luận