CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Chùa Giác Ngộ: Khóa tu Thiền lần thứ 3

Trầm cảm đã trở thành vấn đề lớn nhất đe dọa sức khỏe toàn cầu, với số liệu mới nhất cho thấy hơn 300 triệu người trên thế giới được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm. WHO hy vọng con số đáng báo động này sẽ thúc đẩy sự nghiên cứu các liệu pháp điều trị theo hướng hiệu quả hơn. Thiền Vipassana (Tứ niệm xứ) là một trong những liệu pháp điều trị tích cực nhất về căn bệnh này! Các bạn sẽ được hướng dẫn thực tập Thiền Tứ niệm xứ để quân bình tâm và thân trước mọi thăng trầm của cuộc sống tại các khóa tu thiền ở chùa Giác Ngộ. 

Sáng nay Kỳ 3: 23-04-2017 (27-03 Đinh Dậu) khóa tu Thiền thứ 2 đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ với sự tham gia của gần 900 thiền sinh.

Mở đầu cho khóa thiền các thiền sinh được ĐĐ. Thích Nguyên Trung đại diện choTăng đoàn chùa Giác Ngộ ôn lại Tam quy - Ngũ giới. Các thiền sinh đồng phát nguyện giữ chọn vẹn 5 giới (5 điều đạo đức) chuẩn mực trong ngày tham dự khóa tu.

Phần pháp thoại thiền

Trong khóa tu Thiền Tứ niệm xứ lần thứ 3, các thiền sinh được nghe pháp thoại, tháo mở các gút mắc trong lúc hành thiền, trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây dưới sự hướng dẫn của Sư Tăng Định.

 

Phần pháp thoại, Sư đã đi sâu về lý thuyết cốt lõi căn bản để hiểu được phương pháp thực tập của thân và tâm. Khi ngồi thiền hãy đóng bớt 4 giác quan để tâm quay về trong thân. Thông thường tâm của con người từ khi mở mắt chào đời cho đến khi nhắm mắt, tâm luôn luôn hướng ra bên ngoài. Khi thực tập thiền Tứ Niệm Xứ là hướng tâm quay về bên trong, người ngồi thiền phải chọn cho mình đề mục để tâm quay về. Đề mục đó là hơi thở tập trung xung quanh hai ống mũi (vi tế). Hoặc là chọn đề mục chuyển động sự phồng xẹp qua nơi bụng (thô vì quá rộng).

Sư chọn đề mục ngày hôm nay là sự chuyển động phòng xẹp của nơi bụng để tập tâm, tu niệm tâm, niệm đề mục trên thân. Khi niệm như vậy là chúng ta đang sống trong giây phút hiện tại, tỉnh thức trong hiện tại.

Khi có chánh niệm, ánh sáng của chánh niệm sẽ giúp con người có tâm quân bình, có sự kiên nhẫn, chấp nhận cảm giác đau khổ hay hạnh phúc trên thân. Tập cách thay đổi các cảm thọ nơi thân, không cố xua đuổi hay gồng mình khi đau trên thân xuất hiện. Khi hiều rõ bản chất đau trên thân chúng ta không than vãn, không rên rỉ, không tìm cách đẩy cái đau đó đi bằng hai cách tiêu cực: Một là nhúc nhích, hai là gồng lên xua đuổi nó.

Sư đi xâu phân tích khái niệm đề mục vì các đề mục hơi thở, phòng xẹp sẽ đi theo chúng ta suốt cuộc đời. Thiền sinh mượn đề mục đó để tập cho thân có sự ghi nhớ, không quên. Có được kỹ năng đó trong ăn, trong nghe, trong thấy thì người đó đang sống trong chánh niệm, sống trong giây phút hiện tại, trong tỉnh thức, thoát khỏi năng lực tham và sân, thích, không thích, đẹp, xấu, ngon và dở.  

Thiền Tứ niệm xứ sẽ từng bước thay đổi quan niệm trong cuộc sống về hạnh phúc về đau khổ trong chính mỗi con người. Đức Phật đã dùng phương pháp thiền Tứ niệm xứ và Ngài đã thành Phật nhờ phương pháp thiền này.

Phần thiền tọa và vấn đáp

Sau phần lý thuyết là giờ thực tập thiền tọa, thiền đứng do Sư Tăng Định hướng dẫn. Qua phần trải nghiệm thiền tọa các thiền sinh có những thắc mắc. Hai trong rất nhiều câu hỏi  có nội dung: Tọa cụ ngồi thế nào là đúng ? Hai chân tê cứng, lưng đau khi ngồi thiền nhưng không buông mà niệm’’Đau à, tê à’’ sau 10 phút hết tê. Niệm như vậy có đúng không?

 

Ăn cơm chánh niệm

Các thiền sinh được thực tập ăn trong chánh niệm dưới sự hướng dẫn của ĐĐ. Thích Nguyên Trung vàTăng đoàn chùa Giác Ngộ. Hãy nhìn sâu vào chén cơm và tự hỏi chén cơm này từ đâu mà có, khi ăn phải nhớ đến công ơn người gieo trồng, người dâng cúng với tấm lòng thảo của những nhà hảo tâm và những phụng sự viên đã chế biến và phục vụ với tất cả tấm lòng. Với tay nâng chén cơm các thiền sinh phải trân quí thức ăn như một phương thuốc quí chữa bệnh. Giờ thọ thực nhắc thiền sinh phải tinh tấn tu tập để xứng với những gì mình đã nhận.

Thiền tọa buổi chiều

Thời khóa thực tập thiền đầu giờ chiều do ĐĐ. Thích Nguyên Trung hướng dẫn cùng với Tăng đoàn trải nghiệm thực tập thiền tọa với các thiền sinh trước khi bước vào phần pháp thoại buổi chiều.

Phần pháp thoại

TT. Thích Nhật Từ đã có bài giảng trong khóa tu thiền lần thứ 3 với chủ đề: "Thiền chỉ và Thiền quán".

 

Truyền thống thiền của đức Phật bao gồm Thiền chỉ và Thiền quán. Làm thế nào để các thiền sinh thích hợp với loại thiền nào để việc chọn lựa trở lên có kết quả.

 Với 5 phạm vi của Thiền chỉ và Thiền quán được Thượng tọa giới thiệu khái quát, cũng như lợi ích đạt được kết quả từ việc tu tập hai loại thiền này. Trên nền tảng đó, thiền sinh sẽ thấy được yếu kém về cảm xúc, thái độ, tâm tư, nhận thức, lối sống, cách ứng xử. Từ đó chọn cho mình cách thực tập Thiền chỉ hoặc Thiền quán thích hợp: i)Bản chất; ii) Đặc điểm thiền; iii) Đối tượng thiền; iv) Nhiệm vụ; v) Lợi ích và kết quả.

Trong từng nội dung Thượng tọa đã phân tích tóm tắt, trong đó Thượng tọa đã lưu ý hơn nội dung thứ 3, Thầy đã giới thiệu 40 đề mục trong 4 nhóm đối tượng. Thiền quán có 3 đó là thân thể, cảm giác tâm, ý niệm tâm để các thiền sinh thấy phù hợp với đối tượng đề mục nào phù hợp cho mình.

Sau phần pháp thoại của TT.Thích Nhật Từ, các thiền sinh tiếp tục trải nghiệm thời khóa thiền tọa. Thời khóa thiền ăn xế chiều cũng là phần kết thúc một ngày khóa tu thiền.

 Một ngày tu tập chọn vẹn, giữ chuẩn mục 5 điều đạo đức. Đồng thời được trải nghiệm thực tập các thời khóa thiền cùng với phần lý thuyết cơ bản, cốt lõi chuẩn mực thiền mà đức Phật là người khai sáng và thực tập. Ngài đã trở thành Phật sau 49 ngày dưới cội Bồ đề. Hy vọng rằng sau khi tham dự những khóa tu thiền, các thiền sinh nỗ lực thực tập để đạt được 4 cấp bậc thiền, dần tiếp cận bậc thánh và trở thành thánh nhân trong tương lai.

 Sadhu! Sadhu! Sadhu!

 Rất mong được gặp lại các hành giả vào Khóa tu thiền Khóa tu thiền Kỳ 4: 21-05-2017(26-04 Đinh Dậu); Khóa tu Ngày An Lạc Kỳ 18: 30-04-2017(05-04 Đinh Dậu) không tổ chức do trùng với khóa xuất gia gieo duyên; Khóa tu Tuổi trẻ Hướng Phật  kỳ 12: 07-05-2017(12-04 Đinh Dậu).

Bình luận